What's new

fanifix

Active Member
SUPER VIP
1. Kiểm tra kiển thức cơ bản .

Các kiến thức cơ bản sau đây đã được đề cập trong phần điện tử
cơ bản, để tiếp thu được chương trình này bạn cần tự trả lời được các
câu hỏi sau .

Câu 1 : Bạn cho biết trị số các điện trở sau ?

R0_2.jpg
R1 = ?
R2.jpg
R2 = ?
R2M.jpg
R3 = ?
R10.jpg R4 = ?
R47.jpg R5 = ?
R47K.jpg
R6 = ?
R150K.jpg
R7 = ?
R470K.jpg
R8 = ?
R560.jpg
R9 = ?
R2700.jpg
R10 = ?​


Câu 2 : Bạn hãy nhẩm xem điện áp thu được tại các vị trí sau là
bao nhiêu ?

Mach_R.gif
Hình a) Hình b)​

Câu 3 : Bạn cho biết các tụ sau là bao nhiêu nano fara ? , ý nghĩa
chữ K hoặc chữ J ở sau trị số là gì ?

Test_C.gif
Câu 4 :
Bạn cho biết giá trị điện áp ở giữa hai tụ sau là bao
nhiêu, hai điện trở mắc song song với hai tụ có ý nghĩa gì ?

Test_RC.gif

Câu 5 : Bạn cho biết Đi ốt D1 và Tụ điện C1 trong mạch dưới
đây làm nhiệm vụ gì ?

Test_Tu.gif
Câu 6 : Có một biến áp, một nguồn điện một chiều, một bóng đèn D
nhạy sáng

Test_BA.gif
Bạn hãy cho biết, trường hợp nào sau đây thì đèn sáng .

a ) Khoá K đóng

b ) Khoá K mở

c ) Khoá K đóng mở liên tục

Câu 7 : Có hai mạch điện như sau :

Test_Dz.gif
Bạn hãy cho biết giá trị điện áp U1 và U2 trên hai mạch trên = ?

Câu 8 : Bạn cho biết điện áp U3 ở mạch dưới đây thu được là bao
nhiêu ?

Test_Dz2.gif
Câu 9 : Bạn hãy tính xem điện áp Uce của đèn Q ở mạch dưới đây
là bao nhiêu vol ? biết hệ sô khuếch đại của đèn Q là 100 .

Test_Transistor.gif
Câu 10 : Bạn hiểu các linh kiện R1, R2, C1, C2, C3 ở mạch điện sau
làm nhiệm vụ gì ?
Mạch điện là mạch khuếch đại hay mạch ổn áp ?

Test_MKD.gif
Câu 11 : Bạn hãy cho biết công tắc K của mạch dưới dây có tác
dụng gì, nếu điện áp vào là 110V AC thì điện áp ra U1 là bao nhiêu
vol DC trong hai trường hợp .
a ) Khi K mở
b ) Khi K đóng

Chinhluux2.gif
Bạn nên tự trả lời trước khi xem đáp án




Đáp án

Trả lời các câu hỏi .

Nếu bạn tự trả lời đúng trên 70% các câu hỏi thì mới tạm ổn, nếu bạn trả lời không đạt 70% thì cần xem lại kiến thức cơ bản trước khi học chương trình Monitor

Câu 1 : Câu này yêu cầu bạn cần thuộc cách đọc trị số R

R0_2.jpg
R1 = ?​
R2.jpg
R2 = ?​
R2M.jpg
R3 = ?
R10.jpgR4 = ?
R47.jpg R5 = ?​
R47K.jpg
R6 = ?​
R150K.jpg
R7 = ?​
R470K.jpg
R8 = ?​
R560.jpg
R9 = ?​
R2700.jpg
R10 = ?​
R1 = 0,2 Ω , R2 = 2 Ω , R3 = 2MΩ , R4 = 10Ω

R5 = 47Ω , R6 = 47K , R7 = 150K , R8 = 470K

R9 = 560Ω , R10 = 2,7K

Câu 2 : Câu này muốn bạn nhớ rằng, trên một mạch mắc nối tiếp thì
sụt áp trên điện trở luôn luôn tỷ lệ thuận với giá trị của điện trở .

Mach_R.gif
Hình a) Hình b)​
a) b)

Hình a ) Dòng điện đi qua hai điện trở là

I = U / R = (12V / 25K ) => Sụt áp trên trở 10K sẽ là

U1 = I R1 = ( 12V / 25K ) x 10K = 120 / 25 = 4,8V

Hình b ) Hai điện trở bằng nhau mắc song song thì giá trị giảm
còn 1/2 và công suất tăng lên gấp 2

Như vậy hai điện trở 47K mắc song song thì R tương đương sẽ là
23,5K
=> Sụt áp trên điện trở 47K sẽ bằng

U1 = ( 47K / 47K + 23,7K) x 100V = 66,6V

Câu 3 :

Test_C.gif
Tụ C1 = .022 = 0,022µF = 22nF

Tụ C2 = 103 = 10.000pF = 10nF

Tụ C3 = 474 = 47.0000 pF = 470nF

Chữ K hay J ở sau là sai số .



Câu 4 :

Test_RC.gif
Điện áp điểm giữa hai tụ = 150 V

Ý nghĩa của hai điện trở là tạo ra điện áp cân bằng trên và thoát điện
trên tụ khi máy cắt nguồn .

Câu 5 :

Test_Tu.gif

Đi ốt làm nhiệm vụ chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều

Tụ làm nhiệm vụ lọc phẳng điện áp một chiều sau khi chỉnh lưu

Câu 6 :

Test_BA.gif

a ) Khoá K đóng => Đèn loé sáng lúc mới đóng sau đó đèn tắt , mặc
dù vẫn còn dòng điện chạy qua cuộn dây , nguyên nhân là vì dòng điện
một chiều chạy qua cuộn dây chỉ tạo ra từ trường cố định không có
khả năng cảm ứng thành điện áp lên cuộn thứ cấp .

b ) Đèn không sáng .

c ) Đèn chớp sáng khi công tắc đóng mở, nếu đóng mở công tắc với
tần số > = 25 lần / giây thì ta thấy đèn sáng liên tục .

Câu 7 :


Test_Dz.gif
Điện áp U1 = 12V , nếu điện áp nguồn mà < giá trị Dz thì Dz không
có tác dụng trong mạch .

Điện áp U2 = 7,2 V , Dz đóng vai trò gim cố định điện áp này .

Câu 8 :

Test_Dz2.gif
Điện áp chân B có 7,2V và cố định nhờ có Dz .

Đèn ngược lên Ub > Ue và Ube luôn luôn bằng 0,6V khi hoạt động
vì vậy => Ue = Ub - 0,6 mà Ub = 7,2V => Ue = 6,6V

Lưu ý : Điện áp Ube khi đèn hoạt động luôn luôn = 0,6V , đó là tính chất
của mối P-N khi được phân cực thuận .

Câu 9 :

Tính chất mối BE của Transistor khi phân cực thuận là luôn luôn có sụt
áp khoảng 0,6V .

Test_Transistor.gif
Từ hình vẽ => Sụt áp trên R1 bằng 12V - 0,6V = 11,4V

Dòng điện đi qua R1 chính là dòng Ib bằng

Ib = 11,4V / 100K = 11,4 / 100.000 = 11,4 x 10-5

Ta có dòng Ic = β x Ib = 100 x 11,4 x 10-5 = 11,4 x 10-3

Sụt áp trên R2 sẽ bằng Ic x R2 = 11,4 x 10-3 x 1000 = 11,4V

=> Như vậy Uce = 12V - 11,4V = 0,6V

Câu 10 :

Test_MKD.gif
Nhiệm vụ của các linh kiện :

  • R1 là điện trở định thiên có nhiệm vụ tạo ra dòng điện Ib định thiên cho đèn hoạt động.
  • R2 là điện trở gánh tạo ra sụt áp để lấy ra tín hiệu đầu ra .
  • C1 và C2 là các tụ nối tầng, cho tín hiệu đi qua, ngăn điện áp một chiều lại .
  • C3 là tụ lọc nguồn .
  • Mạch trên là mạch khuếch đại .
Câu 11 :

Công tắc K là công tắc của mạch chỉnh lưu X2 , khi K đóng điện áp
sau mạch chỉnh lưu đựoc nhân gấp 2 , khi K mở điện áp như chỉnh
lưu bình thường .

Chinhluux2.gif
a ) Khi K mở điện áp U1 = 1,4 AC = 150V
b ) Khi K đóng điện áp U1 = 2 x 1,4 AC = 300V

Lưu ý : Điện áp một chiều thu được sau mạch chỉnh lưu bằng 1,4AC




Nguồn: Học nghề trực tuyến

 
R2.jpg
20 om
 
Back
Top