What's new

Chọn giá trị phơi sáng cho ảnh chụp

post

Registered member
Trong một số điều kiện chụp, máy ảnh của bạn sẽ đo sáng sai. Bạn đã biết cách lựa chọn giá trị phơi sáng EV hay chưa?

b404a80b3fe7e3f359180e2dfa175e36.jpg


Lượng sáng có trong bức ảnh là kết quả của khẩu độ, tốc độ cửa trập và tùy chỉnh ISO. Đây được goi là "giá trị phơi sáng" – "exposure value", thường viết tắt là EV. Trong khi người mới chụp sẽ ít khi cân nhắc tới thông số EV để phối hình, song bạn có thể tùy chỉnh thông số này từ mức phơi sáng ban đầu do hệ thống đo sáng của máy ảnh tự chọn.

Hệ thống đo sáng trên máy ảnh thường mặc định coi rằng mỗi bức ảnh có độ sáng tương đương một tấm đo sáng màu xám: "18% xám". Do đó, cách sử dụng hệ thống đo sáng chính xác nhất là chỉnh mức bù phơi sáng về 0, hướng máy về phía tấm đo sáng màu xám (có được bán trên thị trường) và nhấn một nửa cò.

a0dd7f8291d8c413d38d98e4c0d92953.jpg


Sau đó, bỏ tấm đo sáng và hướng máy ảnh của bạn về khung hình rồi nhấn cò để chụp. Bức ảnh của bạn sẽ được đo sáng chính xác nhất.

Song, trong nhiều trường hợp, người chụp sẽ không mang theo tấm đo sáng. Bạn sẽ phải làm gì trong trường hợp này?

Cách làm phổ biến nhất là thử tưởng tượng bức ảnh của bạn là một bức ảnh đen trắng. Sau đó tưởng tượng ra màu xám "trung bình" của bức ảnh này, giống như như bạn đem một viên than vẽ/bút chì miết đều lên bức ảnh cho tới khi tất cả các chi tiết biến mất. Bạn sẽ thu được một bức hình hoàn toàn là màu xám.

Câu hỏi giờ là: Màu xám này sẽ sáng/tối đến mức độ nào, và bạn làm cách nào để truyền tải thông tin này tới máy ảnh của mình?

Câu trả lời là: Màu xám trên càng tối thì bạn càng cần giảm mức EV trên máy ảnh. Màu xám càng sáng thì bạn càng cần tăng mức EV. Bằng cách giảm giá trị bù sáng, bạn sẽ chuẩn bị cho máy ảnh chụp một bức ảnh sáng hoặc tối hơn mức 18% xám.

Ví dụ:

- Một bức ảnh chụp gấu Bắc Cực trên nền tuyết:

Toàn bộ khung hình của bạn đều là màu trắng (rất sáng), do đó bạn phải tùy chỉnh mức EV lên một giá trị cộng (+) rất cao. Phần lớn các mẫu máy ảnh trên thị trường đều hỗ trợ mức bù EV +2. Hệ thống đo sáng sẽ tìm mức sáng gần như trắng và cửa trập sẽ được mở cho tới khi gần như toàn bộ khung hình là màu trắng.

Nếu bạn không chỉnh EV lên cao, chú gấu và nền tuyết của bạn sẽ có màu gần giống như màu xám 18%. Những người mới tập chụp ảnh và chưa biết chọn mức bù phơi sáng phù hợp thường chụp phải cảnh tuyết bị "bẩn" (ngả xám). Các mẫu DSLR bán chuyên cũng có chế độ chụp tuyết tự động tăng mức EV, giúp người dùng mới tập chụp ảnh có thể chụp được các bức ảnh tuyết đẹp hơn nhưng lại khiến họ không hiểu gì về bản chất của EV.

2d279fee35c9d1a8340a1e8374d965c9.jpg


EV giữ nguyên ở mức 0

34c6afb232091548a1c8d0f823fe6b2b.jpg


EV +2

- Một bức ảnh chụp người mặc vét xám đen lúc hoàng hôn :

Tất cả mọi thứ đều có màu xám đen, do đó bạn phải chỉnh mức EV về thấp nhất (thông thường là -2 trên phần lớn các mẫu máy ảnh). Nếu bạn không tùy chỉnh như vậy, máy ảnh sẽ giữ cho cửa trập mở rất lâu cho tới khi ánh sáng vào đủ để tạo ra một bức ảnh có màu gần giống như xám 18%.

Những người mới chụp ảnh sẽ ít khi để ý tới vấn đề này. Họ sẽ ca ngợi khả năng thu lại các chi tiết trong vùng tối của máy ảnh. Song, bức ảnh sẽ gặp hiện tượng mờ. Cửa trập đã bị mở quá lâu và chắc chắn tay người chụp đã bị rung.

Trên đây là 2 ví dụ về 2 mức sáng tối đa và thấp nhất trong bức ảnh. Bức ảnh bạn chụp sẽ có độ sáng nằm giữa 2 khoảng này. Sau một quá trình luyện tập, bạn sẽ tự nhận biết được đâu là mức EV phù hợp nhất cho bức ảnh. Bạn sẽ tập được khả năng điều chỉnh lại mức EV phù hợp sau khi xem lại bức ảnh đã chụp. Một số mẫu máy ảnh còn hỗ trợ bracket (chụp nhiều bức hình với tùy chỉnh khác nhau). Khi bracket, bạn có thể chụp một bức ảnh tối hơn và một bức ảnh sáng hơn nhằm lựa chọn ra độ sáng phù hợp nhất.

f7627f7c032498e524fe709c63c20ff5.jpg


Việc lựa chọn mức bù phơi sáng cho ảnh chụp là không đơn giản, do ánh sáng chiếu trực tiếp vào máy ảnh sẽ tạo ra hiện tượng ngược sáng. Bạn có thể gặp hiện tượng này khi mẫu của bạn đứng ngay trước mặt trời, đứng trước một ánh đèn pha… Khi bạn chụp ảnh, tia sáng này sẽ khiến hệ thống đo sáng nhận diện bức ảnh có khung cảnh sáng và đóng cửa trập quá sớm.

Trong trường hợp bạn muốn chụp ngược sáng (vật thể bị ngược sáng là chủ đề của bạn), bạn có thể bật đèn flash để làm rõ chi tiết cho mẫu vật, hoặc tăng mức EV một chút nhằm tăng chi tiết cho vùng ngược sáng. Nếu lựa chọn cách thứ 2, bạn có thể gặp một số vùng sáng trắng ở khu vực xung quanh nguồn sáng (mặt trời, đèn) trong khung hình.

Bạn có thể theo dõi lượng ánh sáng trên khung hình qua biểu đồ histogram. Màu đen được hiển thị phía bên trái, trắng bên phải và các màu xám ở giữa. Bạn sẽ cần điều chỉnh mức bù phơi sáng bằng cách đưa ánh sáng về đúng vị trí bạn cần: ví dụ, khi chụp đêm, bạn sẽ cần histogram hiển thị ánh sáng ở khu vực bên trái (màu đen) chứ không phải là bên phải. Khi histogram tập trung ở phía bên phải, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra khung hình của mình có vấn đề.

df8788e09d7f79aacdb103e7347425ff.jpg


Histogram trên Nikon D90

Thực tế, tấm đo sáng màu xám là một công cụ cực kì hữu hiệu. Song, bạn cũng không cần phải luôn mang theo công cụ này: bạn có thể nhìn xung quanh để tìm ra khu vực có mức sáng là 18% xám. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các vườn cỏ làm mức tham chiếu 18% xám. Chỉ cần chỉnh EV về 0, hướng máy ảnh về thảm cỏ và chụp thử một bức ảnh là bạn có thể tìm được tùy chỉnh phù hợp.

Trên rất nhiều mẫu máy ảnh, giá trị EV có thể không chính xác. Máy ảnh của bạn có thể chụp ra những bức ảnh sáng hơn hoặc tối hơn mong muốn. Do đó, hãy chủ động tùy chỉnh để tạo ra mức độ phù hợp. Cuối cùng, các model giá rẻ thường cho chất lượng ảnh tốt hơn một chút nếu tùy chỉnh mức bù sáng về -1/3 EV.

Gia Cường

Theo DP Review

[Broken External Image]:http://pixel.quantserve.com/pixel/p-89EKCgBk8MZdE.gif

Theo: vnreview
 

Latest posts

Back
Top